Mùa mưa đến không khí ẩm ướt kết hợp với nắng mưa thất thường chính là điều kiện thuận lợi để cho muỗi phát triển trong đó có loại muỗi gây truyền nhiễm và hoành hành gây lên dịch sốt xuất huyết. Nếu không được phát hiện và chuẩn đoán kịp thời bệnh sẽ chuyển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về biểu hiện của sốt xuất huyết và cách điều trị cho các bạn tham khảo.

Nguyên nhân lây nhiễm sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Nó lây lan thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Muỗi vằn có tốc dộ sinh sản cực nhanh, thường xuất hiện nhiều trong mùa lũ nhất là trong thời tiết hiện nay. Hình dạng nhận biết đơn giản là chúng có màu đen và có các vằn ngang nhỏ ở bụng. Muỗi vằn thường đốt người vào lúc bình minh và hoàng hôn. Khi đốt chúng đậu nghỉ gần như song song với giá thể, vết đốt khá đau đớn. Muỗi vằn gây ra bệnh sốt xuất huyết, bệnh vàng da, zika. Bệnh sốt xuất huyết chưa có vacxin phòng tránh vì thế không nên chủ quan mà cần phải theo dõi và chuẩn đoán sớm để có cách xử lý kịp thời.

Cần biết triệu chứng khi bị sốt xuất huyết như thế nào

Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

-Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.

-Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn (thông thường từ ngày sốt thứ 3 trở đi).

-Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, giặt sạch chăn ga gối đệm không để chỗ ẩn nấp cho muỗi. Khi giặt chăn ga gối nên cho thêm nước xả vì muỗi sợ mùi thơm của nước xả vải.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Cách điều trị sốt xuất huyết an toàn nhất

Bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà các bạn có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Với những bệnh nhân ở thể nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách:

Nghỉ ngơi hoàn toàn tránh làm việc và lao động nặng nhọc. Ăn cháo loãng, súp, uống sữa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt cần phải bù nước nhiều hơn bình thường có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oresol…Sử dụng thuốc Paracetamol và lau và chườm nước ấm khi sốt cao.

Nếu bệnh trở nặng và có những dấu hiệu như người mệt mỏi, vật vã hoặc li bì. Tay chân lạnh, bụng đau nhiều hơn. Ói nhiều, da môi bầm. Mất nước trầm trọng mà không bù lại được khiến cho da nhăn nheo thì cần phải chuyển ngay đến các cơ sở y tế để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để chuẩn đoán sớm dấu hiệu của sốt xuất huyết?

Trong chuẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết thì việc đo nhiệt độ chính xác có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các bạn có thể xác định được biểu hiện của sốt xuất huyết một cách sớm nhất. Thông thường những người bị sốt xuất huyết sẽ sốt rất cao khi cặp nhiệt độ sẽ thấy lên đến 39 – 40 độ. Sốt trên 39 độ là dấu hiệu sớm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Do đó, bước theo dõi nhiệt độ là quan trọng nhất trong việc xác định và chuẩn đoán bệnh.

Tổng đại lý Everon Hà Nội

180 Kim Ngưu - 0914572253